Hướng dẫn trồng trân châu ngọc trai cực kỳ đơn giản.

 Trân châu ngọc trai là một loại cây thủy sinh bò ở nền, thường được trồng ở tiền cảnh trong bể thủy sinh rất đẹp.

Trân châu ngọc trai đã trở nên rất phổ biến trong giới thủy sinh và ở miền bắc hay miền nam đều trồng được.

Trồng trân châu ngọc trai rất đơn giản, tuy nhiên đối với những bạn mới tập trồng thì lại cảm thấy rất khó hoặc rất "hên xui".

Trong khuôn khổ bài viết này, thông qua những kinh nghiệm thực tế của bản thân, mình sẽ hướng dẫn các bạn trồng trân châu ngọc trai một cách cực kỳ đơn giản.

Trân châu ngọc trai


1.Đầu tiên hãy tìm hiểu một chút về cây Trân châu ngọc trai:

- Tên khoa học là: Micranthemum ‘Monte Carlo’.

- Loại cây bò thảm, trồng tiền cảnh hoặc các vị trí khác tùy bố cục. Cây có xu hướng bò và rủ xuống.

- Nguồn gốc: Nam Mỹ.

- Tốc độ phát triển: Khá nhanh, nếu trồng đúng cách chúng ta có thể có 1 thảm xanh chỉ sau 2-3 tuần.

- Về chế độ dinh dưỡng: Cây đòi hỏi dinh dưỡng trung bình, nhưng để duy trì cho cây phát triển một thời gian dài, chúng ta cần một bộ nền tương đối nhiều dưỡng và nhả chậm.

- Về nhiệt độ: trân châu ngọc trai phát triển tốt ở nhiệt độ từ 24-31 độ C. Vì vậy, vào mùa hè nắng nóng Trân châu ngọc trai thường được anh em trồng làm thảm thay cho các loại cây khác không chịu được sức nóng của mùa hè khắc nghiệt.

- CO2: Cây đòi hỏi Co2 Trung bình đến Cao, VD: cho bể 90x45x45 mình thường để tầm 4-5 giọt/s với trộn Plant Care và dùng Van điện để đóng ngắt Co2 theo đèn.

- Trân châu ngọc trai là cây thân bò và đẻ cây con qua các nhánh chứ không thụ phấn tạo hạt được, mặc dù cây có hoa nếu bạn trồng ở bán cạn. Hiện nay các loại hạt Trân châu ngọc trai bán trên thị trường đều là không đúng. Các loại hạt đó sau khi gieo lên cây thì chỉ chơi được tầm 3 4 tháng là cây sẽ chết. 

Trân châu ngọc trai ngoài tự nhiên


2. Hướng dẫn trồng Trân châu ngọc trai.

Những đất nền phù hợp với Trân châu ngọc trai: Oliver Knot, Gex Xanh, Contro Soil, ADA, 1 số nền trộn nhả dinh dưỡng chậm như cốt nền Vũ Aqua ngoài Hà Nội, và nền trộn Lý Vũ trong Sài Gòn. Việc sốc dưỡng gây hiện tưởng thối rữa cây khi mới trồng thường xảy ra ở các bể dùng nền trộn nhả dưỡng quá nhanh hoặc các bể dùng cốt nền công nghiệp như JBL Florapol, Control Soil … không đúng cách.

- Khi trồng TCNT, các bạn tách ra cắm xuống từng ngọn hoặc từng cụm 4-5 ngọn sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho cây bò. Tốt nhất các bạn cắm ngọc trai xuống nền, hở ngọn lên tầm 1cm giúp cho cây phát triển nhanh hơn so với để ngọn quá cao so với mặt nền.

Nên trồng từng cụm Trân châu ngọc trai

- Về các thông số nước, Trân châu ngọc trai chịu được được độ pH tốt từ 5-9 với khoảng pH này các bạn yên tâm dùng thẳng nước máy sinh hoạt để thay nước mà không sợ ảnh hưởng đến cây. 

-  Mới trồng chúng ta lên chiếu sáng 5 tiếng/ ngày và giảm cường độ sáng = ¾ so với bình thường. Bằng cách kê cao đèn, nếu chúng ta dùng đèn odysse T5HO, hoặc dùng dimmer để giảm sáng với các loại đèn có thể điều chỉnh đc cường độc sáng như Chihiros, Twinstar… Chúng ta sẽ tăng thời gian chiếu sáng dần lên (thường là sau 5-7 ngày)  khi cây phát triển tốt để phù hợp với các loại cây khác trong bể.

- Việc chiếu sáng thời gian dài ngay từ đầu với cường độ sáng phù hợp cây có thể vẫn phát triển tốt  nhưng dễ làm tảo nâu phát triển và bùng phát sau 2-3 tuần đầu. Lên việc tăng sáng dần khi trồng cây sẽ giúp chúng ta tránh được hiện tượng trên hoặc nếu có thì sẽ không bị nặng.

Trân châu ngọc trai ươm cạn


- Cùng với việc giảm sáng các bạn lên thay nước hàng ngày, mỗi lần 40-50% trong vòng 2 tuần đầu setup bể để tránh hiện tượng tảo nâu bám lá. Trong 2 tuần này mình thường chưa thả cá để tăng co2 cao hơn bình thường, giúp cây phát triển nhanh hơn, tránh đc 1 phần rêu hại.

- Co2 các bạn nên ngắt theo đèn, và với bể cubic 30 thì nên để 1 giọt/1s với bể 60x45x45 thì 2 giọt/1s, nếu bể to hơn các bạn cần bộ trộn Co2 vào nước.

Lưu ý: nếu cây Trân châu ngọc trai của bạn bị rữa do dinh dưỡng trong nước quá nhiều hay bị cháy lá do cường độ ánh sáng quá lớn thì bạn nên nhổ bỏ và trồng lại. Việc trồng mới sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn việc khắc phục.

Trân châu ngọc trai bị cháy sáng


Trên đây là những kinh nghiệm mà mình đúc kết được từ những diễn đàn trên mạng, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

Chúc các bạn thành công!

Nguyễn Khoa Đăng

Kết nối, học hỏi, thành công

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn