TOP 10 LOÀI CÁ CẢNH NƯỚC LỢ PHỔ BIẾN NHẤT 🐟🐟🐟

 TOP 10 LOÀI CÁ CẢNH NƯỚC LỢ PHỔ BIẾN NHẤT 🐟🐟🐟


Có bao giờ bạn thắc tại sao cho nhiều muối hột khi nuôi cá guppy mà cá lại không chết? Danh sách những loài cá cảnh nước lợ phổ biến sau đâu sẽ cho bạn câu trả lời.

1. Cá bảy màu/Guppy (Poecilia reticulata): Đây là một loài cá thuộc họ Cá khổng tước đến từ châu Mỹ, rất dễ nuôi, có thể sống khỏe ở cả 3 môi trường ngọt, lợ, mặn. Ngoài cá bảy màu thường, một loài cá bảy màu khác là cá bảy màu rừng hay Endler's guppy (P. wingei) cũng có khả năng tương tự.

2. Cá molly (Poecilia spp.): Loài cá này cũng khá phổ biến ở Việt Nam, chúng hay được gọi với cái tên là cá trân châu, những biến thể short body được gọi là cá bình tích. Chúng có họ hàng gần với cá bảy màu và giống như cá bảy màu, chúng có thể sống khỏe ở cả 3 môi trường ngọt, lợ, mặn.

3. Cá mún/Cá hòa lan/Platy và cá đuôi kiếm/Swordtail (Xiphophorus spp.): Đây là những loài cá có họ hàng khá gần với 2 nhóm cá trên, tuy nhiên, chúng chỉ sống được ở nước ngọt và nước lợ nhẹ, từ 7‰ (ppt) hay SG = 1.005 trở xuống.

4. Cá bống mắt tre/Bumblebee goby (Brachygobius spp.): Đây là nhóm cá bống có màu sắc vàng đen rất ngộ nghĩnh, có thể được tìm thấy ở những vùng lạch, kênh, sông, rừng ngập nước ở nước ngọt và nước lợ nhẹ. Điều kiện sống của chúng gần giống như cá mún và cá đuôi kiếm, tuy nhiên, chúng chỉ sinh sản trong nước lợ, và khi nuôi chúng trong nước ngọt, cần bổ sung một số loại khoáng chất hoặc giữ độ cứng nước cao (có thể tạo môi trường đó bằng cách dùng muối hột, khoáng cho tép hoặc muối chuyên dụng cho cá biển).

5. Cá bống mít/Knight goby (Stigmatogobius sadanundio): Đây cũng là một loài cá bống sống trong môi trường ngọt, lợ, điều kiện sống giống như cá bống mắt tre.

6. Cá nóc số 8/Figure 8 pufferfish (Dichotomyctere ocellatus): Đây là một loài cá nóc nước lợ có kích cỡ không quá lớn, chúng có một đặc trưng, đó chính là hoa văn hình số 8 màu vàng hoặc xanh lá trên thân nên mới có tên gọi là cá nóc số 8. Chúng có môi trường sống giống như bống mắt tre và bống mít nên có thể nuôi chung được.

7. Cá nóc da beo/Green spotted pufferfish (Dichotomyctere nigroviridis): Đây là một trong những loài cá cảnh rất phổ biến ở Việt Nam nhưng lại chết rất nhiều, lý do là vì các s.h.o.p cá hay nhập về và nuôi trong nước ngọt, b.á.n cho khách và bảo đấy là cá nước ngọt trong khi thực ra, chúng là cá nước lợ. Bọn này thay đổi môi trường sống theo giai đoạn: lúc nhỏ sống nước ngọt, lúc vị thành niên sống nước lợ, lúc trưởng thành hoàn toàn sẽ sống ở nước lợ cao hoặc nước mặn. Tuy nhiên, không cần thiết phải thay đổi độ mặn liên tục, các bạn có thể nuôi chúng từ nhỏ đến lớn trong môi trường nước lợ khoảng 20‰ hay SG = 1.015.

8. Cá nâu/Spotted scat (Scatophagus argus): Đây là một trong những loài cá nước lợ rất phổ biến, chúng thường được người chơi cá gọi là cá dĩa Thái. Cá nâu có thể sống ở cả 3 môi trường ngọt, lợ, mặn, tuy chúng thích nghi tốt hơn trong môi trường nước lợ nhưng có thể sống vài năm trong môi trường nước ngọt. Giống như cá nóc da beo, chúng thay đổi môi trường sống theo giai đoạn: lúc nhỏ sống nước ngọt, lúc vị thành niên sống nước lợ, lúc trưởng thành hoàn toàn sẽ sống ở nước lợ cao hoặc nước mặn.

9. Cá cánh dơi/Moonyfish (Monodactylus spp.): Có 2 loại cánh dơi, đó là Monodactylus argenteus với vây lưng và vây bụng màu vàng và M. sebae với vây lưng và vây bụng màu đen, cả 2 loài này có đặc điểm sống giống như cá nâu nên có thể nuôi chung.

10. Cá tophat blenny/Tophat blenny (Omobranchus fasciolatoceps): Đây là một trong số các loài blenny có thể sống ở nước ngọt, chúng có thể thích nghi tốt với cả 3 môi trường ngọt, lợ, mặn giống như cá nâu và cá cánh dơi, tuy nhiên, vẫn khuyến khích nuôi bọn này trong môi trường nước lợ hoặc nước ngọt có độ cứng cao để thận chúng không cần phải làm việc mệt mỏi.


Nguồn: Hội Thủy Sinh Nước Lợ Việt Nam (Brackish Aquatics of Vietnam)


Nguyễn Khoa Đăng

Kết nối, học hỏi, thành công

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn