TỔNG HỢP MỘT SỐ CÂY THỦY SINH VỪA LỌC NƯỚC VỪA ĂN ĐƯỢC

 Nhắc đến cây thủy sinh hẳn là chúng ta sẽ nghĩ rằng chúng chỉ để dùng trang trí hoặc để lọc nước hay che mặt nước, làm chỗ trú ẩn cho cá v..v. Tuy nhiên cũng có một số cây thủy sinh có thể ăn được, và ăn ngon là đằng khác. Trong bài viết này với vốn kiến thức hạn hẹp của mình, mình sẽ liệt kê ra một vài cây thủy sinh dễ trồng và ăn được để các bạn tham khảo nhé.

Rau rút (Rau nhút)



Rau rút còn có tên rau nhút. Là cây thảo nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng nổi trên mặt nước, lá kép lông chim tựa như lá cây trinh nữ. Hoa hình cầu màu vàng. Bộ rễ đỏ, mọc thành chùm

Rau rút là loại rau ăn rất thông dụng, mùa hè nấu canh với khoai sọ và riêu cua. Rau rút có mùi thơm đặc biệt như mùi nấm hương, thân ăn giòn... Rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Rau rút có thể nấu canh với cua, khoai sọ hoặc với tôm, thịt lợn nạc, thịt gà... Những món ăn này có tác dụng ngon miệng, mát, bổ, làm cho dễ ngủ.

Rau rút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn... làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt.

Rau lang

Rau lang là một bộ phận của cây khoai lang (tên gọi khoa học là Ipomoea batatas), thuộc loại cây thân thảo dây leo.

Rau lang mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như chống đột quỵ, tiểu đường, chữa viêm khớp, phòng ngừa táo bón...

Rau lang không bò trên mặt nước được nên chúng ta chỉ nhúng phần rễ xuống nước thôi, phần thân ngọn rau lang sẽ mọc vươn đến nơi khô ráo.








Rau muống

Rau muống có tên khoa học là Ipomoea, là giống cây thân thảo, thường mọc bò trên mặt nước hoặc trên đất bùn. Chúng có thân dài, rỗng, mỗi khớp thân cách nhau khoảng 5 cm. Đối với giống rau muống mọc bò dưới nước, tại mỗi khớp trên thân sẽ có rễ ngắn xung quanh.

Rau muống có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị thiếu máu, phòng chống tiểu đường, bảo vệ sức khỏe tim mạch, điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan, ngăn ngừa ung thư, điều trị chứng khó tiêu và táo bón, giúp mắt sáng khỏe...

Rau dền nhật (cải xoong nhật)

Cải xoong Nhật là cái tên dường như rất quen thuộc với những nhà có vườn rau. Vì sự ngon miệng và tươi mát, rất nhiều gia đình chọn trồng cải xoong Nhật trong vườn.

Không chỉ vậy, chúng còn có những tác dụng rất thần kì đối với sức khỏe khiến bạn cũng muốn trồng cải xoong Nhật ngay trong vườn của mình. Cải xoong Nhật giúp làm bổ mắt và phòng bệnh về tim mạch. Chữa bệnh ngoài da, Thanh nhiệt hiệu nghiệm, Rau cải xoong Nhật cung cấp nhiều I-ốt, Trồng cải xoong Nhật giúp giải độc gan hiệu quả, Trị nám và tàn nhang, Giảm mệt mỏi cho phụ nữ trong những ngày kinh nguyệt.

Rau dừa nước

Cây rau dừa nước (Jussiaea repens L) còn được gọi là cây thủy long, du long thái, thường mọc rất nhiều ở bờ kênh, bờ mương, những nơi có nhiều nước ở các tỉnh đồng bằng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Cây rau dừa nước thường mọc nổi trên mặt nước vào mùa hè nhờ có những phao nổi hình trứng màu trắng bên trong thân, mùa đông khi nước khô cạn, phần phao nổi màu trắng bị tiêu biến, cây mọc bò ở các bờ mương.Vì có vị ngọt nhẹ, tính mát, nên cây rau dừa nước có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng được sử dụng để điều trị trong nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó chủ trị:

Viêm cầu thận

Viêm bàng quang

Chứng tiểu dưỡng chấp

Kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa

Rau cải xoong

Cải xoong nhiều dinh dưỡng, giúp giảm cân, chữa bệnh cùng với nhiều lợi ích khác rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt nó được xem là loại thực phẩm tốt dành cho mùa đông.Trong mỗi chén cải xoong chứa 100% lượng Vitamin K được khuyến cáo nên bổ sung hàng ngày. 2 chén cải xoong tươi khoảng 70 gram chỉ chứa 7 calo, trong khi đó lại mang tới 212% Vitamin K, 48% Vitamin C, 44% Vitamin A, 8% Canxi, 8% Mangan, 6% Kali. Ngoài ra, chúng còn có 4% Vitamin E, Thiamin, Riboflavin, Vitamin B6, Magiê và Phốt pho.

Trong Đông y, cải xoong có tính hàn, vị đắng. Chúng có tác dụng lợi tiểu, giải độc gan, giúp tiêu hóa tốt. Thường dùng để chữa các chứng bí tiểu, lao phổi, viêm phế quản, tiểu đường và những chứng bệnh khác. Ngoài ra, các chất trong cải xoong có thể giúp làm giảm huyết áp.

Rau ngổ

Cây rau ngổ, còn gọi là rau ngổ thơm, ngổ trâu, cúc nước…Tên khoa học: Enydra fluctuans lour, thuộc Họ cúc (Asteraceae). Rau ngổ là một loại cây rau thân thảo. Thân cây mềm xốp, bên trong có nhiều nước và xốp. Thân nhẵn hình trụ mọc thẳng và phân thành những nhánh nhỏ, có những cây cao nhất có thể dài tới hàng mét.
Lá có hình răng cưa và mọc phổ biến ở các vùng khác nhau trên thế giới, trong đó mọc phổ biến trong các ao hồ khắp các tỉnh ở nước ta.Rau ngổ sống bán thủy sinh (sống nổi hoặc ngập nước).Thành phần hóa học: Trong rau ngổ có nước là chủ yếu (93 %), protid 2,1%, gluxit, xenluloza… Ngoài ra, rau ngổ cũng chứa caroten, vitamin B,C, một ít tinh dầu mùi thơm… Rau ngổ có vị đắng nhưng mát và có hương thơm nhẹ. Theo dân gian, đây là loại rau giúp mát máu, lợi tiểu và điều trị sỏi thận, mất ngủ.


Rau cần nước

Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần..., có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta. Về thành phần hóa học, rau cần có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, phôtpho, sắt... Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại rau này có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu. Theo dược học cổ truyền, rau cần nước tính mát, vị ngọt, hơi cay, có công dụng bình can thanh nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng, lợi tiểu tiêu thũng, giảm đau và cầm máu, thường được dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau.

Nguyễn Khoa Đăng

Kết nối, học hỏi, thành công

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn