Nuôi cá bằng nước gì? – Ưu nhược điểm các loại nước dùng để nuôi cá

Lúc mới đầu tập chơi cá cảnh, chắc hẳn nhiều bạn đã rất lăn tăn về việc dùng nguồn nước nào để nuôi cá. Cá nhân mình ngày trước cũng vậy, mình hay dùng nước máy phơi nắng rồi mới đem bỏ vô hồ. Tuy nhiên với những bạn ở vùng quê chưa có nước máy thì sẽ có nguồn nước giếng, nước sông suối, ao hồ hoặc nước mưa. Trong bài viết này chúng ta hãy phân tích nhanh về ưu và nhược điểm của từng loại nước nhé.

Nước mưa: 

Nước mưa là loại nước thích hợp và được nhiều người chọn để nuôi cá cảnh. Tuy nhiên do tình trạng ô nhiễm như hiện nay, nước mưa chứa một lượng lớn axit, asen… Đây là những chất làm xuất hiện râu xanh, khiến cá suy dinh dưỡng, khó sinh sản. Nếu bạn muốn sử dụng nước mưa nuôi cá thì nên sử dụng bể kín. Hãy chờ cho tạp chất lắng xuống, tránh để nguồn nước bị nhiễm bẩn, lẫn tạp chất…

 

Nước máy :

Nước máy là nguồn nước sạch được các nhà máy xử lý từ các nguồn lấy trực tiếp từ bề mặt ao hồ, sông suối. Nguồn nước này sẽ được sử dụng bộ lọc thô tổng và xử lý các hóa chất cần thiết được Bộ Y Tế cho phép sử dụng.

Nước máy cũng là một lựa chọn tốt để nuôi cá cảnh. Tuy nhiên, do quá trình xử lý hóa học, nước máy có chứa clo, nitrile, clo, asen,… Nếu dùng nước máy có pha các loại hóa chất này, cá sẽ không ăn, bơi chậm, có màu nhợt nhạt, một thời gian sau cá sẽ chết. Do đó, không thể bơm trực tiếp nguồn nước máy vào trong bể thủy sinh. Bạn phải xả nước vào bể không đậy nắp, đợi hóa chất bay hơi hết rồi mới sử dụng được.

 

Nước giếng khoan:

Nước giếng hay được gọi là nước ngầm. Tùy vào độ sâu, địa điểm, đặc điểm của địa tầng mà  nước giếng khoan có đặc điểm, thành phần khác nhau. Trong đó có thể có những tạp chất sau:

Hóa chất, hợp chất hữu cơ, kim loại nặng: chứa hàm lượng sắt, mangan, chì, asen rất nhiều. Lâu ngày sẽ dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của người dùng. Ngoài ra còn chứa các loại khí gây mùi như khí: Metan, khí H2S, NH3. 

Vi khuẩn: 2 loại vi khuẩn được tìm thấy trong nước giếng, làm hại đến sức khỏe là E.coli, Coliform. Hoặc thậm tệ hơn có các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn. Các vi khuẩn này thường bắt nguồn từ nước thải không được xử lý từ khu công nghiệp. 

Độ pH: nước giếng khoan có độ pH thấp hơn bình thường vì axit cacbonic được tạo ra từ lượng lớn cacbon kết hợp với nước. Người ta thường dựa vào độ pH để biết được nước đó mang tính trung tính (pH=7), tính axit (pH<7) hay tính kiềm (pH>7)

Độ cứng:  Được biểu thị bằng hàm lượng canxi và magie. Có thể phân biệt 3 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứng toàn phần.  Hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonat của canxi và magie có trong nước thể hiện độ cứng tạm thời. Độ cứng vĩnh cửu thông qua hàm lượng các muối của canxi và magie để biết được. Tổng 2 loại độ cứng trên sẽ được độ cứng toàn phần.

Độ kiềm: Được chia làm 2 loại gồm độ kiềm toàn phần và riêng phần. Hàm lượng các ion bicacbonat, hydroxit và anion của các muối của các axit yếu là căn cứ để xác định độ kiềm toàn phần. Độ kiềm riêng phần được phân biệt qua kiểm tra bicacbonat, độ kiềm hydrat.

Nguồn nước này ở nước ta có đặc điểm là nhiễm phèn, nhôm các kim loại nặng… Vì vậy, để sử dụng nước giếng để nuôi cá người nuôi cần loại bỏ các kim loại trong nước. Để loại bỏ phèn, kim loại cần các vật liệu lọc như than hoạt tính, cát chuyên dùng.


Nước ao hồ, sông suối:

Nguồn nước này cũng rất phổ biến, tuy nhiên với hiện trạng xả thải như hiện nay thì nguồn nước này đang bị ô nhiễm rất nặng nề, nếu dử dụng nguồn nước này bạn cần có một hệ thống lọc thẩm thấu giống như của máy lọc nước, thì mới dùng được.
Nguyễn Khoa Đăng

Kết nối, học hỏi, thành công

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn